Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, thường xuyên phát ra những âm thanh kì lạ khiến các mẹ lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy sôi bụng ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm không? Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng là gì? Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?… Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết này. Mời các bố mẹ cùng tham khảo nhé!

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời của trẻ. Những âm thanh thường xuyên được phát ra từ bụng của bé, tuy đây là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. 

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể hết sau 1-2 ngày, đôi khi có thể kéo dài cả tuần. Trong trường hợp này, bố mẹ cần theo dõi để biết nguyên nhân chính xác và các giải pháp phù hợp. 

Nguyên nhân của trẻ sơ sinh bị sôi bụng được xác định có thể là do các vấn đề sau:

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do không dung nạp hoặc quá tải Lactose

Lactose là đường chính tự nhiên có trong sữa mẹ. Khi trẻ bú sữa mẹ các thành phần đường lactose không được tiêu hóa, dung nạp vào cơ thể sẽ vận chuyển xuống đại tràng, bị vi khuẩn tại đây lên men và xì hơi. Ngược lại nếu cơ thể không thể dung nạp lactose có nghĩa là enzyme tiết ra không đủ để tiêu hóa đường lactose có trong sữa mẹ 

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng tổn thương hệ tiêu hóa do sự xâm nhập của vi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tổn thương niêm mạc. 

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do không cho bú đúng cách

Việc cho trẻ bú quá nhanh hoặc quá chậm, bú quá nhiều hoặc quá ít cũng làm ảnh hưởng tới việc trẻ bị sôi bụng. Bởi nếu cho trẻ bú quá nhanh hoặc quá chậm sẽ làm cho trẻ bị nuốt nhiều khí vào dạ dày dẫn tới tình trạng đầy bụng. Ngược lại nếu trẻ ăn quá no sẽ làm nhu động ruột tăng cường hoạt động, co bóp và vận chuyển thức ăn. Nếu quá đói những âm thanh được phát ra, đây là dấu hiệu thu hút sự quan tâm của mẹ dành cho bé.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do chế độ ăn của mẹ không hợp lý.

Mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… Chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu chưa có đủ enzyme để tiêu hóa dầu mỡ. 

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Khi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện dễ bị vi khuẩn và vi rút tấn công, gây ra các rối loạn tiêu hóa và có biểu hiện thường gặp là sôi bụng. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ đi kèm một số triệu chứng sau:

  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng về đêm và thường phát ra tiếng kêu ọc ọc.
  • Trẻ sơ sinh bị đầy hơi sôi bụng khiến trẻ chán ăn, khó chịu, quấy khóc. 
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đi ngoài liên tục kèm theo phân lỏng
  • Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ọc sữa ra ngoài khi vừa ăn xong.
  • Trẻ đánh hơi nhiều lần trong ngày. 
  • Trẻ hay quấy khóc, bỏ bú vào ban đêm

Nếu trẻ sơ sinh có một trong những dấu hiệu này thì bố mẹ cần chú ý theo dõi sát tình hình con trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh để lâu con sẽ mất dần sức để kháng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Giải pháp chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Sau khi biết được nguyên nhân, các biểu hiện rất nhiều bố mẹ tò mò muốn biết cách xử lý trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao? Thì ngay sau đây hãy cùng FIRSTimg trả lời cho câu hỏi này nhé!

Thay chế độ ăn uống của mẹ để cải thiện tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Việc ăn uống của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Chính vì vậy mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, vitamin,..Đặc biệt trong thời gian trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ cần phải ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa nhiều ga, các loại sữa được làm từ sữa hạt,…

Ngoài ra mẹ nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày bởi thành phần chính của sữa mẹ là nước, nếu thiếu nước sữa sẽ bị cô đặc.

Cho trẻ sơ sinh bú sữa đúng cách

Để tránh sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm mẹ nên mua một núm vú mới mềm, phù hợp với độ tuổi của trẻ sơ sinh. Nên chọn loại núm giúp cho sữa chảy chậm lại để bé có đủ thời gian bú mà không nuốt quá nhiều. 

Ngoài ra các trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì mẹ nên chú ý đổi tư thế bú cho con để con có thể ngậm hết vú, điều này hạn chế tối đa được lượng khí tràn vào dạ dày gây nên tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh. 

Chọn sữa công thức phù hợp để giảm sôi bụng ở trẻ sơ sinh. 

Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải sử dụng thêm sữa công thức thì mẹ nên chọn đúng loại sữa, phù hợp với độ tuổi của con. Ưu tiên các loại sữa có thành phần giống sữa mẹ, đồng thời chứa ít đường Lactose. 

Massage bụng khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng rất khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, chán ăn,… Mẹ nên massage để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Việc massage sẽ giúp trẻ sơ sinh giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, căng tức khó chịu ở bụng. Mẹ thực hiện động tác massage sau khi trẻ ăn khoảng 30 phút, ở những nơi kín gió. Hãy đảm bảo tay được sạch sẽ và gọn gàng trước khi massage cho trẻ. Chú ý làm nhẹ nhàng tránh tác dụng lực nhiều sẽ gây đau ở trẻ. Các mẹ có thể tham khảo một số động tác massage như massage bụng dọc, massage ngược chiều nhau,…

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh. 

Bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường tốc độ tiêu hóa của đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thụ triệt để chất dinh dưỡng, hạn chế quá trình lên men sinh khí thức ăn,…

Ngoài các mẹ cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, núm vú của trẻ tránh để vi khuẩn, vi rút có điều kiện tấn công trẻ.

Sôi bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, biết được nguyên nhân, cách khắc phục sẽ giúp bố mẹ giảm được sự lo lắng khi chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh bị đau bụng kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn,… sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời để thăm khám và có phương pháp điều trị hợp lý. 

Nếu cần bác sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ tới phòng khám nhi FIRSTimg. Chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất!

Thông tin phòng khám nhi FIRSTing

Bố mẹ có thể tham khảo, theo dõi thông tin hoặc đặt lịch hẹn khám tại phòng khám nhi FIRSTing theo các thông tin sau:

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua các thông tin trên để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *