Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh phản ánh tình trạng phát triển của trẻ sơ sinh, từ đó các bố mẹ có thể biết được con mình có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không? Ở mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau trẻ sơ sinh sẽ có sự phát triển khác nhau, chính vì vậy mà các chỉ số về chiều cao, chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh khác nhau.

Tuy nhiên dù ở độ tuổi hay giới tính nào chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh cũng sẽ có tiêu chuẩn riêng. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam theo tiêu chuẩn WHO trong bài viết này nhé!

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO từ 0 đến 12 tháng tuổi 

Chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh là điều mà bố mẹ luôn quan tâm theo dõi mỗi ngày, đặc biệt là cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Việc theo dõi này sẽ giúp bố mẹ biết được bé có nằm trong phạm vi cân nặng và chiều cao khỏe mạnh hay không. Từ đó bố mẹ sẽ có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho con.

Rất nhiều bố mẹ đang thắc mắc rằng chiều cao bao nhiêu là phù hợp với con mình?  Bảng cân nặng trẻ sơ sinh Việt Nam theo tiêu chuẩn là bao nhiêu?,…Tuy nhiên bố mẹ đừng lo lắng ngay sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn bảng cân nặng của trẻ sơ sinh. Thông qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bố mẹ sẽ biết được cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và từ đó có thể so sánh với cân nặng của con mình.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam theo tiêu chuẩn WHO từ 0 đến 12 tháng tuổi. 

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của bé gái

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 7.3 lb (3.3 kg) 19.4″ (49.2 cm)
1 tháng tuổi 9.6 lb (4.35 kg) 21.2″ (53.8 cm)
2 tháng tuổi 11.7 lb (5.3 kg) 22.1″ (56.1 cm)
3 tháng tuổi 13.3 lb (6.03 kg) 23.6″ (59.9 cm)
4 tháng tuổi 14.6 lb (6.62 kg) 24.5″ (62.2 cm)
5 tháng tuổi 15.8 lb (7.17 kg) 25.3″ (64.2 cm)
6 tháng tuổi 16.6 lb (7.53 kg) 25.9″ (64.1 cm)
7 tháng tuổi 17.4 lb (7.9 kg) 26.5″ (67.3 cm)
8 tháng tuổi 18.1 lb (8.21 kg) 27.1″ (68.8 cm)
9 tháng tuổi 18.8 lb (8.53 kg) 27.6″ (70.1 cm)
10 tháng tuổi 19.4 lb (8.8 kg) 28.2″ (71.6 cm)
11 tháng tuổi 19.9 lb (9.03 kg) 28.7″ (72.8 cm)
12 tháng tuổi 20.4 lb (9.25 kg) 29.2″ (74.1 cm)

Bảng chiều cao cân nặng của bé trai 

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 7.4 lb (3.3 kg) 19.6″ (49.8 cm)
1 tháng tuổi 9.8 lb (4.4 kg) 21.6″ (54.8 cm)
2 tháng tuổi 12.3 lb (5.58 kg) 23.0″ (58.4 cm)
3 tháng tuổi 14.1 lb (6.4 kg) 24.2″ (61.4 cm)
4 tháng tuổi 15.4 lb (7 kg) 25.2″ (64 cm)
5 tháng tuổi 16.6 lb (7.53 kg) 26.0″ (66 cm)
6 tháng tuổi 17.5 lb (7.94 kg) 26.6″ (67.5 cm)
7 tháng tuổi 18.3 lb (8.3 kg) 27.2″ (69 cm)
8 tháng tuổi 19.0 lb (8.62 kg) 27.8″ (70.6 cm)
9 tháng tuổi 19.6 lb (8.9 kg) 28.3″ (71.8 cm)
10 tháng tuổi 20.1 lb (9.12 kg) 28.8″ (73.1 cm)
11 tháng tuổi 20.8 lb (9.43 kg) 29.3″ (74.4 cm)
12 tháng tuổi 21.3 lb (9.66 kg) 29.8″ (75.7 cm)

Hướng dẫn xem bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng: Trước tiên các mẹ xác định con của mình nằm ở bảng nam hay bảng nữ. Sau đó ở môi bảng sẽ có 3 cột tương ứng với chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh. Các mẹ xem con mình bao nhiêu tháng tuổi thì chiều cao và cân nặng ở hàng ngang tương ứng sẽ cùng với.

Trên đây là bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh Việt Nam theo tiêu chuẩn WHO từ 0 đến 12 tháng tuổi mời bố mẹ cùng tham khảo. Từ bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn ở bảng đã được cung cấp bố mẹ sẽ có những đánh giá cho sự phát triển của con mình và cho con một chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh

Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh ở trên từ đó chúng ta có được chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi như sau: 

  • Trẻ mới sinh tuần đầu: Trẻ mới sinh có chiều cao trung bình khoảng 49,5 cm, cân nặng trung bình khoảng 3,3 kg. Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
  • Từ ngày thứ 8 đến 3 tháng tuổi: Cân nặng 3 tháng đầu của trẻ sơ sinh sẽ tăng lên mỗi ngày, trung bình khoảng từ 15 – 28g/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ nằm ở khoảng 72 – 76cm và mức cân nặng tiêu chuẩn sẽ đạt gấp 3 lần lúc mới sinh.

Các yếu tổ ảnh hướng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài. Hãy cùng FIRSTimg tìm hiểu các yếu tố đó là gì nhé! 

Gen di truyền: Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ví dụ như: các hội chứng down, Noona,… có thể ảnh hướng đến chiều cao, cân nặng của trẻ.

Do giới tính: Bé gái mới sinh thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai.

Sức khỏe của mẹ: Mẹ không được chăm sóc đầy đủ dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra nếu mẹ sử dụng các chất kích thích cũng sẽ ảnh hướng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. 

Do sinh non: Nếu trẻ sinh non, cân nặng của bé có thể ít hơn cân nặng trẻ em mới sinh trung bình, và ngược lại nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng của bé có thể sẽ lớn hơn cân nặng trung bình của trẻ em mới sinh.

Sữa: Sữa cũng tác động đến trẻ sơ sinh, thường trẻ bú sữa mẹ sẽ tăng cân chậm hơn so với sữa công thức. 

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh Việt Nam theo tiêu chuẩn WHO được xem là công cụ tiện lợi dễ sử dụng giúp mẹ đánh giá trình trạng sức khỏe của con. Từ đó có chế chăm sóc con hợp lý để con phát triển toàn diện.

Trong trường hợp bố mẹ theo dõi trong một thời gian dài thấy chiều cao, cân nặng của con không tăng, hoặc tăng quá mức so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh tiêu chuẩn cấp ở trên. Hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế, viện nhi, viện dinh dưỡng để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp. Hoặc các bạn có thể liên hệ tới FIRSTing để được tư vấn!

Thông tin phòng khám nhi FIRSTing

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ qua các thông tin trên để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *